Chú thích Kênh_Thoại_Hà

  1. Vì sao "Thụy" đọc là "Thoại", GS. Nguyễn Văn Hầu giải thích: Miền Bắc, chữ "Thụy" đọc là "Thoại", ngoài ra chữ "Thụy" còn là quốc quý thời nhà Nguyễn nên kiêng cữ (tr. 36). Tương tự, "Thụy Sơn" đọc là "Thoại Sơn".
  2. Xem vị trí ở đây: [liên kết hỏng].
  3. Người Khmer gọi nơi này Ba Rạch (hay Ba Lạch, Ba Rách. Từ "Ba" dịch là "Tam", "Rạch" dịch là "Khê"), tức Prêk Kramuõ sa, nghĩa là "sông sáp trắng nay tên quen dùng là Ba Dầu hoặc Ba Bần, thuộc xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
  4. Vàm kênh Thoại Hà ở gần bến phà nhỏ của phường Vĩnh Thông ngày nay. Xem vị trí ở đây: Lưu trữ 2013-10-04 tại Wayback Machine
  5. Các con số quy đổi ghi theo sách Kỷ lục An Giang 2009 (Nhà xuất bản Thông Tấn, 2009, tr. 36). Xem thêm "Lịch sử hình thành vùng đất và con người Thoại Sơn" trên Cổng thông tin điện tử của huyện Thoại Sơn truy cập ngày 6 tháng 02 năm 2013 .
  6. Bản dịch in trong Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, tr.371-372.
  7. Bia Thoại Sơn có chiều cao 3 m, ngang 1,2 m, bề dày 0,2 m, mặt bia chạm đúng 629 chữ Hán, đang được bảo quản tốt trong Đình thờ Thoại Ngọc Hầu, tức miếu Sơn thần xưa tại triền núi Sập.
  8. "Núi Lấp" hay "núi Sập" đều là tên tục gọi. Sách Quốc sử tạp lục của Nguyễn Thiệu Lâu viết là "núi Lạp" (Nhà xuất bản Cà Mau, 1994, tr. 122).
  9. Viện sử học phiên dịch và chú giải, Đại Nam nhất thống chí (tập 5). Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2006, tr. 195.
  10. Gia Định thành thông chí (bản điện tử: Lưu trữ 2009-05-27 tại Wayback Machine).
  11. Nguyễn Liên Phong gọi kênh Thoại Hà là kênh Lạc Dục là sai, vì Lạc Dục chỉ là một nhánh của Tam Khê (theo Nguyễn Hữu Hiệp, Kinh Thoại Hà và những điều ngộ nhận, sách Nam Bộ xưa và nay, Nhà xuất bản TP.HCM, tr.99).